Nhắc đến các điểm đến linh thiêng trên đảo Cù Lao Chàm, người ta thường bỏ sót Lăng Cô Hồn khi chỉ đa số nhớ đến chùa Hải Tạng, miếu tổ nghề Yến, giếng Chăm Cổ,vv… Ngôi lăng này đã được xây dựng khá lâu, mục đích chính là để thờ các vong hồn vô chủ. Giờ đây, Lăng Cô Hồn cũng tồn tại nhiều lời đồn thổi bí ẩn, du khách cũng vì thế mà tò mò muốn đến đây hơn.
♦ GỢI Ý: Tour Cù Lao Chàm 1 ngày tour ghép hot nhất miền Trung chỉ 450k
Mục lục
Đôi nét về Lăng Cô Hồn – điểm tham quan rất linh thiêng trên Cù Lao Chàm
Lăng Cô Hồn, hay còn gọi là lăng Âm Linh, hay Miếu Âm Linh là một trong những di tích còn sót lại trên đảo Cù Lao Chàm. Theo lời kể của người dân địa phương, miếu được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, là nơi thờ những người đã bị mất do bị bão lũ nhấn chìm. Đến năm 2016, lăng đã được công nhận là di tích cấp tỉnh.
Đến nay, miếu Âm Linh cũng được xếp vào danh sách những di tích có giá trị cao về mặt kiến trúc, lịch sử, văn hóa. Từ đó, góp phần vào việc thể hiện đời sống tín ngưỡng phong phú của người dân trên đảo. Nếu có dịp đến du lịch Cù Lao Chàm, bạn nên ghé đến đây một lần, để hiểu thêm nhiều điều thú vị về hệ thống các di tích trên đảo.
Nên đi Lăng Cô Hồn vào thời điểm nào trong năm?
Cũng giống như các di tích, điểm đến khác tại Cù Lao Chàm, du khách có thể tự do đến Miếu Cô Hồn vào bất kể thời gian nào, miễn sao có cano ra đảo là được. Ngày này, Lăng Cô Hồn đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh, nên cũng có không ít du khách tìm đến đây để tham quan. Để thuận tiện cho chuyến đi, nên chọn thời điểm từ tháng 2 cho đến tháng 8, lúc này thời tiết đẹp, không mưa.
Nếu là người yêu thích các sự kiện, lễ hội, bạn có thể sắp xếp đến đây vào dịp Thanh Minh tháng 3 Âm Lịch hằng năm. Đây là ngày mà người dân trong làng sẽ tổ chức cúng lễ, nhằm để tưởng nhớ đến các vong hồn không may bị tử nạn trên biển. Đồng thời cũng cầu mong cho cuộc sống của người dân trên đảo được bình yên.
Vị trí và cách di chuyển đến Lăng Cô Hồn
Được biết, lăng Âm Linh tọa lạc ở Bãi Ông, thuộc Hòn Lao, đảo Cù Lao Chàm. Về vị trí địa lý, lăng cách cảng Cửa Đại 15km, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng tầm 45km bao gồm cả đường biển và đường bộ.
Để di chuyển đến Lăng Cô Hồn rất dễ, du khách chỉ cần tản bộ từ Bãi Làng sang Bãi Ông sẽ thấy lăng chễm chệ ở một khu đất trống. Phía sau nó là núi rừng hùng vĩ, hầu như không có dân cư sinh sống. Nếu ngại tản bộ vất vả, bạn có thể thuê một chiếc xe máy để đi đến đây. Sau đó, kết hợp tham quan các địa điểm tại Bãi Làng và Bãi Ông như giếng cổ, chùa Hải Tạng, Âu Thuyền,vv…
Khám phá nét kiến trúc của Lăng Cô Hồn Cù Lao Chàm
Không giống các di tích khác, Miếu Cô Hồn có khuôn viên rộng, có tường rào bao bọc xung quanh. Phía trước đó là bình phong, được xây theo kiểu cuốn thư với mặt trước đắp nổi hình hổ hạ sơn, phía sau lại được trang trí theo chủ đề “Long mã phụ hà đồ”.
Còn về lăng chính, lăng có kiến trúc kiểu cuốn vòm rất đặc trưng. Phía trước lăng có in những câu đối Hán Nôm. Phần mái được trang trí theo nhiều đề tài, mang tính thẩm mỹ rất cao, hàm chứa nhiều ý nghĩa khác nhau. Điển hình như Lưỡng long triều dương, chim phượng, hoa điểu. Còn ở bên phải lăng chính là khu đất gọi là Nghĩa Trủng, để an táng những người xấu số đã mất trôi dạt vào bờ.
Ngoài Lăng Cô Hồn Cù Lao Chàm còn những điểm tâm linh nào khác?
Cù Lao Chàm, tuy là một hòn đảo xa xôi, nhưng do sở hữu vị trí tiền tiêu trên biển Đông, vì thế mà người dân ở đây đã cho xây dựng và gìn giữ một hệ thống các di tích tín ngưỡng, khảo cổ đáng giữ gìn. Những di tích này dương như đã phản ánh khá rõ nét về thời kỳ Tiền – Sơ sử cũng như là các di tích tín ngưỡng ở thời kỳ phong kiến. Đây cũng chính là nguồn tài nguyên quý giá, góp phần để UNESCO công nhận Cù Lao Chàm là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Hiện tại, trên đảo Cù Lao Chàm đã phát hiện được tất cả 6 di tích khảo cỏ, tín ngưỡng được cấp Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc Gia. Đó là di tích Bãi Làng, di tích Bãi Ông, đình Tiền Hiền, chùa Hải Tạng, lăng Ông Ngư, miếu tổ nghề Yến,vv.. Ngoài ra, còn có một di tích nữa, thuộc loại hình Giếng, đó là Giếng Xóm Cấm cũng là điểm tham quan nổi tiếng trên đảo.
Một số lưu ý khi đến tham quan Lăng Cô Hồn du khách cần biết
Vì đây là một địa điểm tâm linh, thờ các vong hồn người xấu số cũng như thể hiện tín ngưỡng của người dân trên đảo. Vì vậy mà du khách khi ghé thăm cần chú ý một số điều như sau:
- Chỉ đến tham quan, không nên chụp hình hoặc là sờ vào bất cứ các đồ vật nào bên trong lăng. Đây cũng là cách thể hiện sự tôn trọng đối với những người đã khuất.
- Ăn mặt lịch sự, không hở hang, không cười đùa, giỡn hớt hay nói to tiếng. Chỉ nên đến đây vào ban ngày, tránh đi vào buổi tối là điều kiêng kị, không hay.
- Để có thể đi được nhiều nơi trên đảo hơn, bạn chỉ nên ghé qua Lăng Cô Hồn một lát rồi đi ngay. Gần đó là các điểm tham quan khác như Âu Thuyền, chùa Hải Tạng, tịnh xá Ngọc Truyền, giếng cổ, Bảo tàng Cù Lao Chàm, bãi đáp trực thăng,vv…
>> Tham khảo: Kinh nghiệm du lịch Cù Lao Chàm tự túc 2021 trọn bộ từ A-Z
Giờ đây, Lăng Cô Hồn là nơi cung cấp rất nhiều các thông tin quý, để nghiên cứu về kiến trúc, văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của cư dân Cù Lao Chàm. Nếu có dịp lên đảo, du khách đừng quên ghé qua để biết thêm nhiều điều thú vị về nơi này. Qua đó cảm nhận được rằng Cù Lao Chàm không chỉ có cảnh quan xinh đẹp, các bãi biển trải dài mà còn có nhiều di tích giá trị.
Tác giả: Nguyễn Diên
Bản quyền: Dulichculaocham.com.vn