Đây là một cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước lớn nhất từ xưa đến nay ở Việt Nam. Cuộc khai quật có tổng số 150 người thuộc 13 quốc tịch tham gia (Vietnam, Malaysia, Anh, Singapore, Indonesia, Philippine,…). Trong vòng 5 năm từ 1996 đến 2000 các nhà khảo cổ học dưới nước đã tiến hành 3 đợt khảo sát, 3 đợt khai quật khảo cổ học và xử lý kỹ thuật nghiệp vụ, thu được: 240.000 hiện vật bằng các loại chất liệu (đồ sứ, đồ kim loại…). Kết quả đã được xác định: Tàu đắm ở tọa độ địa lý: Từ 16000’ đến 16008’ Vĩ Bắc. Từ108027’ đến 108032’ Kinh Đông, nằm sâu dưới đáy biển 72m, cách Cù Lao Chàm 15 km về hướng Bắc. Tàu nằm dưới 1 đụn cát cao 3m, mũi quay về phía Đông. Tàu được đóng vào nửa đầu thế kỷ XV, tại Thái Lan, bằng gỗ Tếch, dày 10cm. Tàu dài 29,4m, nơi rộng nhất 7,2m. Lòng tàu chia thành 19 khoang. Chở khoảng 400.000 đồ gốm các loại của Chu Đậu, Mỹ Xá (Hải Dương), thời Lê (khoảng giữa thế kỷ XV). Tàu bị đắm vào khoảng tháng 6 – 7 do chở nặng và gặp bão. Căn cứ xác định nhân chủng học sọ người các nhà khoa học cho biết chủ nhân tàu là người Thái Lan.
Thông qua khai quật “Con tàu đắm Cù Lao Chàm” đã góp phần tìm hiểu “Con đường tơ lụa trên biển” ở vùng biển Việt Nam, đồng thời cung cấp những thông tin quý giá về lịch sử đồ gốm Việt Nam, góp phần tìm hiểu kinh tế, xã hội, văn hoá mỹ thuật của Quốc gia Đại Việt thế kỷ XV.