Được biết, hiện nay xã đảo Tân Hiệp có tổng cộng 37 di tích – danh thắng với 7 di tích được cấp hạng quốc gia trong đó có Đình Tiền Hiền. Từ những vết tích còn sót lại, cho thấy đình được xây dựng từ thế kỷ thứ 18, để thờ các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công khai sinh nên làng xã Cù Lao Chàm. Ngày nay, đình kết hợp thờ cả những vị thần bảo trợ cư dân trên đảo. Cùng tìm hiểu nhiều hơn về di tích lịch sử này xem có gì đặc biệt không nhé!
Mục lục
Tìm hiểu đôi nét về Đình Tiền Hiền – di tích trên đảo Cù Lao Chàm
Được biết đến là một di tích rất quan trọng trong hệ thống tin ngưỡng của người dân đảo Cù Lao Chàm, đình Tiền Hiền là công trình có quy mô khá lớn và bề thế. Các vật liệu để xây dựng đình chủ yếu là có sẵn tại địa phương, như gạch, vôi, đá và san hô.
Như đã nói ở trên, đình là nơi thờ cúng các vị tiền hiền, hậu hiền đã có công lập nên làng xã. Dù đã được xây dựng vào cuối thế kỷ 18, song đình vẫn còn giữ nguyên nét kiến trúc như ban đầu, ít bị thời gian bào mòn. Giờ đây, đình chính là nơi để cư dân trên đảo thờ phụng và tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần. Đồng thời, du khách gần xa cũng thường xuyên tìm đến đây để tham quan.
Đến năm 2006, đình Tiền Hiền cùng với 5 di tích khác, gồm di tích Bãi Ông, Bãi Làng, chùa Hải Tạng, Lăng Ông Ngư, miếu tổ Nghề Yến đã được Bộ văn hóa thông tin công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia. Ngoài ra, còn có giếng xóm Cấm thuộc loại hình giếng cũng nằm trong danh sách này.
Nên đi đến đình Tiền Hiền Cù Lao Chàm vào thời điểm nào trong năm?
Để có thể biết thêm về các phong tục tập quán của người dân trên đảo, bạn có thể đến đây vào ngày 6/6 Âm lịch hằng năm. Đây là ngày mà các chư tộc phái của Cù Lao Chàm cùng các địa phương tập trung về đây để tổ chức cúng tiền hiền, hậu hiện. Mục đích là để tưởng nhớ đến công lao của những người đã có công lập ra xóm ấp. Qua đó cũng cầu mong dân chúng được bình an, mọi sự thuận lợi.
Đó là ngày lễ liên quan đến đình Tiền Hiền, ngoài ra trên đảo còn có 2 lễ hội lớn, đó là lễ Cầu Ngư diễn ra vào mồng 3, 4 tháng 4 Âm lịch và lễ giỗ tổ nghề Yến vào mồng 9, 10 tháng Âm lịch. Bên cạnh đó còn các lễ, cúng riêng được tổ chức tại các miếu, đình, lăng cũng là những di tích trên đảo.
Ngoài những dịp đặc biệt ở trên, bạn có thể đến tham quan đảo bất cứ thời điểm nào trong năm. Tất nhiên, nên chú ý về thời tiết, nên chọn đi vào những ngày nắng ráo, vừa để kết hợp tham quan các địa điểm, danh thắng, vừa để tắm biển, lặn ngắm san hô. Từ tháng 9 cho đến tháng 12 là mùa mưa bão ở miền Trung, cano cũng ít hoạt động hơn, các hoạt động vui chơi trên biển cũng vắng vẻ, bạn nên hạn chế ra đảo lúc này.
Vị trí và cách di chuyển đến Đình Tiền Hiền
– Về vị trí
Đình Tiền Hiền hiện đang tọa lạc ở xóm Giữa, thuộc thôn Bãi Làng, Hòn Lao, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Hòn Lao là hòn đảo duy nhất có dân cư sinh sống, là hòn lớn và đẹp nhất so với 7 hòn khác.
– Về cách di chuyển
Nằm ở khu vực Bãi Làng, bãi trung tâm của đảo nên không khó để du khách tìm về đây. Sau khi cano cập cảng, bạn chỉ cần hỏi người dân, họ sẽ chỉ tận nơi. Còn nếu đi tour, bạn chỉ cần liên hệ với HDV sẽ được dẫn dắt và giới thiệu chi tiết hơn về nơi này.
Kiến trúc đình Tiền Hiền Cù Lao Chàm có gì đặc biệt?
Dù không nằm trong tour Cù Lao Chàm 1 ngày, song ngôi đình này vẫn xứng đáng là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn của đảo. Sở dĩ như vậy bởi đình có không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, thể hiện cho tín ngưỡng của người dân mà còn ghi điểm bởi lối kiến trúc độc đáo. Có thể thấy, kiến trúc của đình Tiền Hiền mang nét đặc trưng khá giống với các ngôi đình ở các địa phương khác.
Cụ thể, đình Tiền Hiền có kiểu cuốn vòm khá là nổi bật, với trụ cột lớn, tượng xây quanh bằng gạch khá là dày. Mái đình được lợp ngói âm dương, phần bờ nóc được đắp cong, phía trên có trang trí đề tài “Lưỡng long tranh châu”. Riêng phần bờ hồi được tạo nét uyển chuyển, có trang trí hình rồng, lân rất đẹp mắt.
Về phần nội thất của đình, chia làm nhiều nếp, bên trong xuất hiện rất nhiều các cặp câu đối Hán Nôm mang tính văn học rất cao. Cùng với đó là những bữa tranh vẽ với nhiều ý nghĩa đa dạng. Riêng các phần án thờ được trang trí khá quy mô, không thiếu các đề tài như đồ án bát bửu, cát tường, phong cảnh, hoa lá, chim phượng, rồng,vv.. Trên bệ thờ chính ở gian giữa, có bai bài vị ghi thần hiệu của Phục Ba Tướng Quân cùng một số vị thần khác.
>> Tham khảo: Toàn bộ kinh nghiệm du lịch Cù Lao Chàm tất tần tật các điểm ăn chơi – ngủ nghỉ
Một số lưu ý khi tham quan đình Tiền Hiền Cù Lao Chàm
- Cũng giống như bao di tích khác, khi ghé thăm đình, mọi người chú ý về trang phục. Nên mặc đồ lịch sử, có thể không quá kín đáo nhưng cũng đừng quá hở hang, điều này sẽ làm mất đi tính tôn nghiêm nơi thờ cúng.
- Đi nhẹ, nói khẽ, không la hét, đùa giỡn hay bứt cành lá, sờ tay vào không gian thờ tự. Đây là điều cấm kỵ tại đình Tiền Hiền cũng như các công trình, di tích có thờ cúng khác.
Hiện nay, đình Tiền Hiền là di tích cung cấp nhiều thông tin quý giá để góp phần cho việc nghiên cứu về lịch sử hình thành, xây dựng đảo cũng như hiểu thêm về các tập trung tôn giáo, tín ngưỡng của người dân trên đảo. Đó cũng là lý do bạn nên một lần ghé thăm nơi này, sẽ biết thêm nhiều điều thú vị về các thiết chế tín ngưỡng đặc sắc đã hình thành trên đảo Cù Lao Chàm.
Tác giả: Nguyễn Diên
Bản quyền: Dulichculaocham.com.vn