Lăng Bà Bạch di tích tại Thôn Cấm, Xã Tân Hiệp Cù Lao Chàm

Lăng Bà Bạch, hay còn gọi là miếu Bà Bạch, hay lăng Bà Lớn là một công trình tín ngưỡng độc đáo trên đảo Cù Lao Chàm. Di tích này đã được ghi vào danh mục bảo vệ của thành phố Hội An. Với những du khách muốn tìm hiểu về tín ngưỡng, văn hóa ở Cù Lao thì đây là một điểm đến khá lý tưởng. Hãy cùng dulichculaocham.com.vn tìm hiểu thêm về nơi này nhé!

Đôi nét về lăng Bà Bạch – di tích cấm xâm phạm trên đảo Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm được biết là vùng đảo có cư dân cư trú khá lâu đời, sở hữu phong cảnh tuyệt đẹp cùng với hệ sinh thái đa dạng. Thông qua các hiện vật từ các vụ đắm tàu, cho đến các di tích còn sót lại, chứng minh rằng đã có sự tồn tại của con người từ rất sớm. Trải qua thời gian dài tạo dựng, nơi đây đã lưu giữ lại rất nhiều các di tích có giá trị. Bên cạnh các di tích tín ngưỡng dân giang như thờ cá Ông, nghề Yến thì nơi đầy còn có di tích thờ nữ Thần là Miếu Bà Bạch.

lăng bà bạch
Biển đề Miếu Bà Bạch nằm ngay ở lối vào.

Khi đến Cù Lao Chàm, hỏi về Lăng Bà Bạch, người địa phương ai cũng đều biết vì đây là một điểm tâm linh khá nổi tiếng. Nơi đây dùng để thờ thần Bạch Thổ Kim Tinh cùng với một số nữ thần thuộc hệ Ngũ hành. Được biết, lăng này được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, nằm ở một sườn núi cao khoảng 9m so với mực nước biển. Ở phía tây của di tích này là đường đi nằm sát biển, nối liền Thôn Bãi Làng với Thôn Cấm.

Hiện nay, miếu Bà Bạch cùng với 18 các di tích khác, đã được đưa vào danh mục bảo vệ của thành phố. Cùng với đó, Cù Lao Chàm cũng đã ghi nhận có tổng cộng 7 di tích đã được công nhận là di tích Lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Nếu có thời gian nhiều hơn, bạn hãy ghé qua Miếu Bà Bạch, cùng với các điểm tham quan khác, để tìm hiểu thêm về nét tín ngưỡng độc đáo của người dân trên đảo.

♦ Tham khảo: Tìm hiểu về Miếu tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

Khi nào nên tham quan Lăng Bà Bạch?

Không giống với khi đến bãi tắm hoặc là tham gia các hoạt động biển, Miếu Bà Bạch mở cửa đón khách quanh năm, nên bạn có thể đi vào bất cứ thời gian nào. Đi vào mùa khô sẽ rất thuận lợi cho việc di chuyển, song mùa mưa vẫn không ảnh hưởng quá nhiều đến chuyến đi. Song, nếu đi vào những ngày hửng nắng, không mưa sẽ tuyệt hơn.

Lăng Bà Bạch nằm ở đâu, cách di chuyển đến đó?

Vị trí của Miếu Bà Bạch

Lăng Bà Bạch, là một điểm sinh hoạt tâm linh của người địa phương, đồng thời cũng là một địa điểm tham quan cho khách du lịch. Lăng tọa lạc ở thôn Xóm Cấm, thuộc Bãi Làng, xã Tân Hiệp, TP. Hội An, Quảng Nam.

miếu bà bạch
Miếu nằm ở khu vực Bãi Làng, Cù Lao Chàm.

Làm sao để đến Lăng Bà Bạch?

Vì nằm ngay khu vực Bãi Làng, rất gần với các di tích như nhà ông Nguyễn Vinh, miếu Trung Lộc nên rất dễ dàng nếu muốn đến Miếu Bà Bạch. Từ khu vực Cầu Cảng, điểm cano trả khách, bạn chỉ cần đi về phía bên phải tầm 200m nữa. Di tích này nằm homestay Sunbay và nhà hàng Dân Trí. Nói chung, bạn cứ tới Bãi Làng, hỏi người dân họ sẽ chỉ tận nơi.

Giá vé tham quan Lăng Bà Bạch bao nhiêu tiền?

Có thể bạn chưa biết, hầu hết các địa điểm tham quan trên đảo Cù Lao Chàm đều miễn phí, và miếu Bà Bạch cũng là một trong số đó. Trước đó, khi mua vé cano đã bao gồm phương tiện cano ra đảo, phí tham quan đảo là 70k và 30k phí sinh thái. Đây là phí bắt buộc đối với tất cả các du khách ra đảo. Bạn có thể tham khảo thêm về giá cano cao tốc đi Cù Lao Chàm dưới đây:

  • Cano ghép đi chung khách đoàn: 400k/ vé (đi về trong ngày), 450k/ vé ( đi về khác ngày)
  • Cano thuê nguyên chiếc: 6 triệu/ cano 20 chỗ, 9 triệu/ cano 30 chỗ, 11 triệu/ 35 chỗ.
giá vé tham quan cù lao chàm
Các địa điểm tham quan trên đảo hầu hết đều miễn phí.

Note: Vì giá cano không phải là rẻ, khứ hồi trong ngày đã là 450k/ người. Vì vậy, tiện nhất vẫn là nên book tour Cù Lao Chàm 1 ngày chỉ 450k/ khách, đã bao gồm trọn gói xe đưa đón, cano ra đảo, ăn uống, lặn ngắm san hô. Bạn không cần tốn thêm bất cứ một khoản nào hết, hầu hết các dịch vụ đều đã có sẵn trong tour.  

Lăng Bà Bạch Cù Lao Chàm có gì độc đáo thu hút du khách?

Kiến trúc bên trong Miếu Bà Bạch đáng tham quan

Dù không phải là một điểm vui chơi, giải trí hấp dẫn, song Miếu Bà Bạch vẫn thu hút khá đông các du khách đổ về đây. Do đã được xây dựng khá lâu, vì thế mà lăng cũng trở nên cũ kỹ, phai dần theo năm tháng. Song, tất cả các kiến trúc, bút tích để lại gần như vẫn còn nguyên vẹn.

lăng bà bạch
Lối vào miếu Bà Bạch.

Đi vào bên trong, sẽ thấy ngôi miếu được xây dựng theo kiến trúc hình chữ T, với hai nếp nhà được gọi là tiền sảnh và hậu tẩm. Trong miếu có chính điện được thiết kế kiểu cuốn vòm, hệt như một hang động, có mái lợp ngói âm dương. Phần nóc có trang trí lưỡng long triều dương cùng hoa lá tạo điểm nhấn. Riêng phần diềm mái được trang trí sơn thủy, chim phụng tùy ý.

lăng bà bạch
Điện thờ ở bên trong miếu được coi sóc mỗi ngày.

Bên cạnh đó, còn có một gian nhỉ, nối tiền đường với hậu tẩm. Ở giữa được trang trí bởi những bức hoành, liễn đối được làm từ xi măng hoặc là liễn vải. Đi vào bên trong tiền đường có 4 bàn thờ, nối liền tiền đường và hậu tẩm có 2 bàn, hậu tẩm 1 bàn thờ. Ở hậu tẩm là bàn thờ chính, được trang trí với các họa tiết chim phượng, rồng hoặc hoa quả. Ở đặt tượng Ngũ Hành, bài vị có đề: Bạch Thổ Kim Tinh Thần Nữ bằng chữ Hán.

Tham quan các công trình khác tại Lăng Bà Bạch

Ngoài Miếu Bà Bạch, trong khuôn viên của di tích còn có những miếu thờ Bà Thổ, Bà Mộc, Bà Thổ, Bà Hỏa và Chúa Ngọc Lân Long Vương Ngư Thủy. Những công trình này có quy mô nhỏ hơn, được xây dựng theo kiểu khám thờ. Tất cả được xây dựng bằng gạch, có thêm bê tông cốt thép ở trong. Ở bên trong đặt tượng cùng bài vị. Xung quanh được trang trí dao lá, đĩa đất nung có tráng men và vẽ màu.

lăng bà bạch
Các miếu thờ nằm phía trước lăng.

Ăn uống, lưu trú khi tham quan Lăng Bà Bạch như thế nào?

Sau khi ghé xong Miếu Bà Bạch, bạn chỉ cần đi ra khu Cầu Cảng là thấy rất nhiều các dịch vụ ăn uống, lưu trú tha hồ mà lựa chọn. Bãi Làng cũng là nơi tập trung đông dân cư nhất trên đảo, là địa điểm lý tưởng để mua sắm, ăn uống, tham quan. Từ đây, bạn có thể di chuyển đến các nhà hàng như Dân Trí, Trần Khuê để dùng bữa. Về hình thức ăn uống, bạn sẽ có 2 lựa chọn, 1 là suất ăn 150k/ người, 2 là tự chọn theo sở thích.

nhà hàng dân trí
Gần lăng là nhà hàng Dân Trí nổi tiếng với các đặc sản ngon, rẻ.

Về lưu trú, nếu có nhu cầu qua đêm trên đảo, bạn vẫn nên thuê tại Bãi Làng hoặc Bãi Ông, còn Bãi Hương lại khá xa. Một số gợi ý như Sunbay, Monkey, Hanmock, Gia Thành,vv… là những homestay có sự đầu tư, phòng sạch đẹp vị trí rất gần biển, thuận tiện để đi dạo, đến các điểm tham quan hay ăn uống gần đó.

>> Xem thêm: Book tour Cù Lao Chàm 1 ngày ăn thưởng thức đặc sản xứ đảo.

Ngoài Lăng Bà Bạch Cù Lao Chàm còn có những địa điểm tham quan nào?

Bên cạnh Miếu Bà Bạch, Cù Lao Chàm còn tập trung số lượng kha khá các di tích khác, điển hình phải kể đến như Nhà ông Nguyễn Vinh, miếu Trung Lộc, lăng Ông Ngư nằm ở Bãi Làng, khu di tích Bãi Ông, chùa Hải Tạng, giếng Chăm ở Bãi Ông, miếu tổ nghề Yến ở Bãi Hương,vv…

chùa hải tạng
Chùa Hải Tạng là điểm tâm linh không thể bỏ qua khi đến Cù Lao Chàm.

Một số lưu ý khi tham quan Lăng Bà Bạch

Không chỉ riêng Miếu Bà Bạch, khi đi đến các địa điểm tham quan là các di tích, có giá trị văn hóa, lịch sử. Nhất là các đền đài, miếu mạo thờ các vị thần, thờ Phật, bạn cần chú ý một số điều như sau:

  • Sử dụng trang phục lịch sử, không quá hở hang, càng kín đáo càng tốt. Đi nhẹ, nói khẽ, không ăn to nói lớn ảnh hưởng đến chốn tôn nghiêm. Tuyệt đối không sờ vào các vật dụng bên trong, đặc biệt là khu miếu thờ. Có thể thắp nhang để cầu tự.
  • Cù Lao Chàm hiện nay vẫn đang thực hiện chính sách “Nói không với túi ni lông”. Do đó, để thể hiện là một vị khách văn minh, có hiểu biết, bạn nên tuân thủ đúng quy định. Tuyệt đối không xả rác, ngắt hoa, bẻ cành hoặc có bất cứ hành đồng nào gây hại đến môi trường.
  • Có thể mang theo một ít đồ ăn vặt và nước uống để lót bụng. Chú ý đường lên miếu có những bậc thang đá, nên mang dép lê hoặc giày thể thao cho êm chân. Đi vào mùa nắng chú ý mang kính râm, áo khoác hoặc áo dài tay để tránh nắng nóng.

>> Tham khảo: Trọn bộ Kinh nghiệm du lịch Cù Lao Chàm tự túc HOT NHẤT 2021

Có thể thấy, từ hình thức thờ tự bên trong Lăng Bà Bạch cũng đã phản ánh một phần nào tập quán tín ngưỡng của người dân đảo Cù Lao Chàm từ xưa đến nay. Đó chính là kết quả của một quá trình giao thoa văn hóa dài đẳng đẳng của vùng đất Cù Lao nói riêng và xứ Quảng nói chung.

Tác giả: Nguyễn Diên
Bản quyền: Dulichculaocham.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *